Một thủ đô được xây dựng trong thời hiện đại với nhiều khác biệt so với những thành phố lịch sử văn hoa khác cùng đất nước.
Cách dễ nhất để miêu tả Tashkent là thông qua những bức hình chụp các trạm tàu điện ngầm của thành phố.
Đã khá lâu từ lúc mình viết bài trước, và có nhiều chuyện xảy ra trong suốt một năm này. Mình đã du lịch tới Uzbekistan, đăng chiếc album bự nhất xưa giờ, cùng với tập sách ảnh Blurb của mình. Niềng răng cũng gần xong rồi. Và cuối cùng, chúng ta vẫn chưa được hân hoan chiêm ngưỡng trở lại vẻ đẹp của Trái Đất bởi vì dịch bệnh. Mình chúc mọi người đều khỏe, và chúng ta sẽ lại gặp nhau, chúng ta sẽ lại tiếp tục trên những hành trình.
Tashkent, còn được viết là Toshkent (Ташкент), là điểm đến đầu tiên của chuyến du lịch, nhưng mình tham quan nó vào ngày cuối cùng. Để dành điều tốt nhất cho lúc hạ màn? Có lẽ không. Nhưng trải nghiệm ấy cũng không lấy gì làm thất vọng, thực sự những tấm hình ở Tashkent là những tấm mình thích nhất, vì mình cảm giác được cái vibe như từ trong chúng bước ra mỗi khi xem lại.
Nếu làm một phép so sánh với những thành phố lịch sử lộng lẫy khác của Uzbekistan, Tashkent đơn thuần chỉ là một thành phố hiện đại được tái thiết sau trận động đất năm 1966. Hầu như chỉ toàn là những khối nhà ‘Khrushchyovka’ đơn điệu thời Soviet, được trang trí bằng mô-típ mạnh mẽ của chủ nghĩa ái quốc và thể hiện sự tiến bộ của chủ nghĩa Cộng sản, mọi người có thể thấy chúng không hấp dẫn cho việc tham quan lắm.
Mình sẽ đáp lại lối suy nghĩ đó như thế nào? Ồ không, nó là một đô thị đầy màu sắc.
Trở về từ những thành phố ốc đảo phía tây Uzbekistan như Bukhara và Khiva, thời tiết Tashkent có vẻ ẩm thấp và lạnh lẽo hơn, và mình có thể thấy những tầng mây xám vào những ngày thu này. May mắn thay nó không kéo dài quá lâu, và những bức ảnh trở lại với sự lộng lẫy vốn có.
Nếu có người nào nói mình yêu mấy tấm ảnh ở khu chợ Chorsu, có khi câu đó vẫn chưa mô tả được hết. Mình coi chúng như báu vật. Những khoảnh khắc quý giá, những cảm xúc quý giá, những niềm hân hoan quý giá.
Những tinh hoa của sắc thu như được cô đọng trong các gian hàng thực phẩm ngon lành, trù phú. Cà chua, hành tây và củ dền tươi rói; những sọt hồng khô, hạch quả và anh đào gây chảy nước miếng. Chớ nghĩ rằng Uzbekistan chỉ toàn là những sa mạc không thể sinh sống hay trồng trọt được.
Khác với những tấm hình phong cảnh, ảnh đường phố tập trung vào con người, những hiện thực không sắp đặt, những chuyển động của đôi mắt, những tràng cười không thôi. Chúng ta sinh ra là để kết nối với nhau một cách ngẫu nhiên và quan sát thời gian trôi qua như thế nào.
Có lẽ buổi sáng ấy như từ trong phim bước ra. Mà lại đang ở trước mắt.
Mình đồ là tour nào tham quan Tashkent cũng sẽ có khu chợ Chorsu trong danh sách. Đây là cách dễ dàng để có thể hiểu thêm về ẩm thực Uzbekistan, về tình yêu của họ đối với thịt, và những người lao động tràn đầy năng lượng, tất cả hội tụ tại một nơi.
Lời khuyên của mình: hãy thử vài que kebab nướng, ăn một đĩa plov còn nóng hổi no căng bụng, và nuông chiều bản thân bằng những món làm từ thịt ngựa, như món Naryn nổi tiếng.
Cá nhân mình rất thích thịt ngựa, nhưng không có cơ hội để được thử nhiều hơn. Mình nhớ Qazı kinh khủng!
Khu vực bên trong với ít ánh sáng tự nhiên là nơi lý tưởng để chụp silhouette. Kết quả không tệ chút nào.
Và mình yêu Uzbekistan vì những họa tiết hình học sử dụng trong kiến trúc của họ.
Chụp những tác phẩm nghệ thuật là chuyện quá đơn giản khi đặt bên cạnh cái quy trình khổng lồ đã tạo ra tác phẩm đó.
Chúng ta hãy bắt đầu với tấm hình chụp ở nhà ga Mustaqillik Maydoni, đã đến lúc lên tàu rồi.
Thăm thú một thành phố bằng cách đi từ ga này qua ga kia nghe thì có vẻ hơi điên rồ và tốn thời gian, nhưng chẳng có gì làm bất ngờ nếu bạn được xem những quảng cáo có nhắc tới tàu điện ngầm Tashkent ở trên các hướng dẫn du lịch hay blog, vì những trang trí tỉ mỉ và độc đáo tại các nhà ga này.
Không khí bên trong các toa tàu có phần… Soviet. Mọi người có vẻ lạnh lùng và kín đáo, bận trang phục công sở tối màu.
Nhưng mình nhớ những ngày xưa cũ khi mọi người gặp nhau và nhìn thấy mặt nhau không qua khẩu trang.
Bước ra khỏi toa tàu và đi loanh quanh thành phố này, để cảm nhận ngày thu thực thụ cuối cùng trước kỳ ngủ đông du lịch dài.
Có lẽ không gì up mood bằng một tá những tấm ảnh đầy sắc màu và tươi vui. Trong trí nhớ mờ ảo của mình, Tashkent là một đô thị cởi mở, năng động và đa dạng văn hóa - đa dạng như giữa những tấm hình low-key và rực rỡ vậy.
Đoạn viết ngắn này hy vọng có thể chứng minh cho bạn thấy luận điểm trên.
Bài viết này là một phần của series Uzbekistan.
Viết vào tháng 12 năm 2020 © Zuyet Awarmatik.Zuyet Awarmatrip là một định danh phụ trợ trong hệ sinh thái cá nhân của Zuyet Awarmatik, chuyên về mảng du lịch và nhiếp ảnh.
Mình là một người Việt, tự đặt biệt danh là một Đông-ba-lô ung dung tự tại, bên cạnh nghề chính là một kỹ sư phần mềm mảng UX. Không phải là một freelancer hay người du mục thời kỹ thuật số, trang web này chỉ để lưu lại những gì mình đã trải qua thay vì để chúng chìm vào quên lãng. Đồng thời mình cũng mong những chiếc ảnh sẽ mô tả được sự đa sắc của thế giới trần tục này.
“Cảm Ơn” bởi Đen × Biên
Mình nhớ những câu nhắn tin vui vẻ với một cô gái trong suốt hành trình đó, và vào một hôm, cuộc chat đó dừng lại mãi mãi, vào lúc nó đang cao trào.