Debre Libanos, Tháng 11, 2023

Ethiopia

Đi từ xứ sở của màu vàng úa nơi Afar khô cằn, mình ngạc nhiên trước màu xanh non mơn mởn của những đồng lúa mì và teff trên cao nguyên Ethiopia.

Thung lũng sông Nile Xanh

Xẻ dọc những hẻm núi hùng vĩ là sông Nile Xanh, và lẩn khuất dưới thung lũng sông là những ngôi nhà nhỏ bé duyên dáng, ôm trọn bởi màu vàng và xanh non trù phú.

Chuyến du hành tới Oromia

Sau hành trình Danakil đầy gian nan, mình dành ra ngày cuối ở Ethiopia cho chuyến đi trong ngày tới Debre Libanos cách không xa lắm về phía bắc Addis Ababa, nằm trong địa hạt vùng Oromia.

Lễ nhà thờ buổi sáng
Lễ nhà thờ buổi sáng

Buổi sáng hôm nay có lễ hội ở một nhà thờ, đường phố ngập tràn sắc trắng của khăn trùm đầu netela, một khung cảnh hiếm thấy.

Băng qua núi Entoto
Băng qua núi Entoto

Chỉ đến khi xe dần đến chân núi Entoto thì giao thông mới trở nên thông thoáng hơn. Con đường đèo băng ngang dãy núi trông chẳng khác Đà Lạt là bao.

Nét duyên dáng của cao nguyên

Sau khi vượt qua núi Entoto, con đường quốc lộ lướt trên vùng cao nguyên thênh thang, dạng địa hình đặc trưng của Ethiopia. Nơi đây có hình cong nhẹ nhàng của những ngọn đồi và những khúc cua, những đàn bò nhởn nhơ gặm cỏ, và trải dài những lớp màu xanh mạ non của đồng lúa mì và teff.

Miền cao nguyên
Miền cao nguyên
Miền cao nguyên Miền cao nguyên Miền cao nguyên Miền cao nguyên

Mỗi khi chạy qua đoạn có một thị trấn nào đó, dọc bên đường là hàng hàng người ngựa tản bộ mà mình cũng không rõ họ đi mãi đi mãi tới đâu.

Những làng mạc và thị trấn dọc quốc lộ Những làng mạc và thị trấn dọc quốc lộ
Những làng mạc và thị trấn dọc quốc lộ

Mình hạ cánh cửa ô tô xuống để ngọn gió cao nguyên phà vào mặt, trong lành và mát rượi. Cảnh vật hiện lên tựa như tấm hình nền của Windows XP.

Những cánh đồng trù phú Những cánh đồng trù phú Những cánh đồng trù phú Những cánh đồng trù phú
Những cánh đồng trù phú

Xe đi chầm chậm để lên dốc tới Debre Libanos, từ bên vệ đường phóng tầm mắt ra xa là bao quát được thượng lưu của sông Nile Xanh (sông Abbay) cắt xẻ cao nguyên, đây cũng là ranh giới tự nhiên của hai vùng Oromia và Amhara.

Hẻm núi sông Nile Xanh Hẻm núi sông Nile Xanh
Hẻm núi sông Nile Xanh

Vì thời gian này là mùa khô, dòng sông trở nên tĩnh lặng; nhưng ngược lại, vào mùa mưa dòng sông sẽ là nguồn cung cấp nước chính cho sông Nile và là nguồn sống của những cư dân vùng Bắc Phi khô hạn.

Những căn nhà nhỏ nơi thung lũng Những căn nhà nhỏ nơi thung lũng
Những căn nhà nhỏ nơi thung lũng
Những căn nhà nhỏ nơi thung lũng
Không giới hạn

Tu viện Debre Libanos

Một bà lão đi lễ

Điểm nhấn của chuyến đi lần này là Tu viện Debre Libanos (ደብረ ሊባኖስ). Tu viện được thành lập từ năm 1284 nhưng không còn tàn tích nào sau hàng trăm năm với nhiều biến cố thăng trầm; kiến trúc nơi đây được xây mới vào năm 1961 dưới thời Hoàng đế Haile Selassie.

Bên ngoài tu viện
Bên ngoài tu viện
Bên ngoài tu viện Bên ngoài tu viện

Tại đây mình được một tu sĩ kiêm hướng dẫn viên dẫn qua những gian phòng của tu viện và một bảo tàng nhỏ. Bên trong đền thánh chỉ có chút ánh sáng le lói xuyên qua những ô cửa kính màu, và mùi trầm hương đặc trưng ở những nhà thờ Ethiopia. Vị tu sĩ thao thao bất tuyệt về lịch sử tu viện, về những biến động và cuộc thảm sát, như một chiếc máy nói.

Những ô cửa kính màu
Những ô cửa kính màu
Đi tới Công viên Ethio-German

Cầu Bồ Đào Nha

Tài xế tiếp tục đưa mình tới Cầu Bồ Đào Nha nằm cách đó không xa. Để tham quan cây cầu, xe sẽ phải tới khu du lịch Công viên Ethio-German, sau đó đi bộ men theo một con đường mòn, một bên là nơi ta có thể phóng tầm mắt ra xa tới tận những hẻm núi dựng đứng, bên còn lại là nơi điểm xuyết những bụi xương rồng hay nha đam.

Địa hình Ethiopia nhìn từ công viên
Địa hình Ethiopia nhìn từ công viên Địa hình Ethiopia nhìn từ công viên
Địa hình Ethiopia nhìn từ công viên
Địa hình Ethiopia nhìn từ công viên

Dù với cái tên như vậy, cầu thực sự được xây dựng bởi chính người Ethiopia vào thế kỷ XIX. Cây cầu duyên dáng hòa với khung cảnh xung quanh, nơi có một thác nước nhỏ và con suối chảy về tận thung lũng sông Jemma.

Cầu Bồ Đào Nha nhìn từ trên cao
Cầu Bồ Đào Nha nhìn từ trên cao
Cảnh vật hùng vĩ nhìn từ cầu Cảnh vật hùng vĩ nhìn từ cầu
Cảnh vật hùng vĩ nhìn từ cầu
Cảnh vật hùng vĩ nhìn từ cầu

Một điều không thể không nhắc đến là loài khỉ Gelada (Theropithecus gelada) bản địa, với phần da màu đỏ trước ngực đặc trưng trông như một trái tim chảy máu. Loài khỉ này chỉ được tìm thấy ở vùng cao nguyên Ethiopia, với cỏ là thực đơn chính của chúng.

Khỉ Gelada Khỉ Gelada
Khỉ Gelada
Khỉ Gelada

Đã tới giờ trưa và mình dùng tạm món mỳ Ý tại nhà hàng Công viên Ethio-German. Vì dư âm của trận đau bụng từ Semera vẫn còn nên mình không dám ăn nhiều, chứ phong vị bữa trưa lúc đó là độc nhất vô nhị, khi phía trước mặt là toàn cảnh hẻm núi hùng vĩ, với những cơn gió cao nguyên mát lạnh phả vào mặt.

Phong cảnh bữa trưa
Phong cảnh bữa trưa
Một bày biện quen thuộc
Một bày biện quen thuộc

Trên con đường trở về Addis Ababa, những đám mây nặng đã dần giăng kín trời. Tài xế dừng xe để mua từ những chú bé mấy khóm đậu tằm vừa thu hoạch và ăn sống luôn, vị tương tự đậu phộng vậy. Cũng sắp đến thời điểm trở về và nằm dài sau những ngày du lịch tốn nhiều năng lượng rồi.

Người chăn thả gia súc
Người chăn thả gia súc
Quay về Addis Ababa Quay về Addis Ababa
Quay về Addis Ababa
Kết thúc một hành trình

Bình luận

Đi tới Album Flickr

Bài viết này là một phần của series Ethiopia.

Viết vào tháng 7 năm 2024 © Zuyet Awarmatik.

Về chiếc page này

Zuyet Awarmatrip là một định danh phụ trợ trong hệ sinh thái cá nhân của Zuyet Awarmatik, chuyên về mảng du lịch và nhiếp ảnh.

Mình là một người Việt, tự đặt biệt danh là một Đông-ba-lô ung dung tự tại, bên cạnh nghề chính là một kỹ sư phần mềm mảng UX. Không phải là một freelancer hay người du mục thời kỹ thuật số, trang web này chỉ để lưu lại những gì mình đã trải qua thay vì để chúng chìm vào quên lãng. Đồng thời mình cũng mong những chiếc ảnh sẽ mô tả được sự đa sắc của thế giới trần tục này.

Theo dõi mình trên
Ngôn ngữ khả dụng
EnglishTiếng Việt

Mùa thu dần trôi qua cũng là lúc ta về nhà, về với chính ta.